Does the Death Penalty Deter Homicide in Japan?

No 11 (2017) by Professor David T. Johnson
In English and Vietnamese

ALC Briefing Paper 11 front cover

Unlike the United States, where death penalty and deterrence studies are legion, there has been little research about the death penalty and deterrence in Japan, though the paucity of studies has not discouraged citizens and officials from making confident claims about this issue. Indeed, deterrence has been called “the core of argumentation for and against” the death penalty in Japan. Serious research on this subject has been all but impossible because of difficulties obtaining decent crime data from the Japanese government. This paper uses monthly homicide and robbery-homicide statistics that were previously unavailable to examine whether death sentences and executions in Japan deterred these crimes from 1990 to 2010. The main finding is that the death penalty did not deter homicide or robbery-homicide during this period. More research is needed on this subject, but at present the Japanese government has no sound basis for continuing to claim that the country needs to retain the death penalty because it deters heinous crime.

David T. Johnson is Professor of Sociology and Adjunct Professor of Law at the University of Hawaii at Manoa. He is the author or co-author of many articles about crime and criminal justice in Japan and three books: The Japanese Way of Justice: Prosecuting Crime in Japan (Oxford University Press, 2002); The Next Frontier: National Development, Political Change, and the Death Penalty in Asia (Oxford University Press, 2009, with Franklin Zimring); and Koritsu Suru Nihon no Shikei [Japan’s Isolated Death Penalty] (Gendai Jinbunsha, 2012, with Maiko Tagusari).

Download English Version

Johnson VN front cover

Liệu Hình phạt Tử hình Có Tác dụng Ngăn chặn Tội phạm Giết người ở Nhật Bản?

Liệu Hình phạt Tử hình Có Tác dụng Ngăn chặn Tội phạm Giết người ở Nhật Bản? Không giống như ở Mỹ, nơi tràn ngập các nghiên cứu về tử hình và tác dụng răn đe của hình phạt này, có rất ít nghiên cứu về hình phạt tử hình và tác dụng răn đe của nó ở Nhật Bản. Mặc dù vậy, người dân và các quan chức nước này vẫn đưa ra những nhận định đầy tự tin đối với chủ đề này. Trên thực tế, tác dụng răn đe được xem là “điểm tranh cãi chủ chốt giữa các lập luận ủng hộ và phản đối” hình phạt tử hình ở Nhật Bản. Khó khăn trong việc thu thập các số liệu chuẩn mực về tội phạm từ Chính phủ Nhật Bản đã khiến cho việc tiến hành một nghiên cứu nghiêm túc về đề tài này gần như là bất khả thi. Bài viết này sử dụng các số liệu thống kê hàng tháng về tội phạm giết người và tội phạm giết người cướp mà trước không thể tiếp cận được để xem xét liệu việc tuyên và thực thi án tử hình ở Nhật Bản có tác dụng ngăn chặn những tội phạm kể trên trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2010 hay không. Và phát hiện chính của nghiên cứu này là hình phạt tử hình không có tác dụng răn đe tội phạm giết người và tội phạm cướp của giết người trong giai đoạn nói trên. Cần phải có thêm nghiên cứu về đề tài này, tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại Chính phủ Nhật Bản không có bất cứ căn cứ chắc chắn nào để tiếp tục khẳng định nước này cần duy trì hình phạt tử hình vì hình phạt này giúp ngăn chặn tội phạm có tính đặc biệt nghiêm trọng.

David T. Johnson là Giáo sư Xã hội học và Giáo sư Trợ lý Luật học thuộc Đại học Hawaii tại Manoa. Ông là tác giả và đồng tác giả của nhiều bài viết về tội phạm và tư pháp hình sự ở Nhật Bản và ba quyển sách: Công lý Kiểu Nhật Bản: Truy tố Tội phạm Ở Nhật Bản (Nhà Xuất bản Đại học Oxford, 2002); Trận tuyến Tiếp theo: Sự Tiến bộ Ở Các Quốc gia, Những Thay đổi Về Chính trị, Và Hình phạt Tử hình Ở Châu Á (Nhà Xuất bản Đại học Oxford, 2009, cùng với Franklin Zimring); và Koritsu Suru Nihon no Shikei [Hình phạt Tử hình Riêng biệt Của Nhật Bản] (Gendai Jinbunsha, 2012, cùng với Maiko Tagusari).

Download Vietnamese Version